Phỏng vấn visa ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ dành cho các bạn có nguyện vọng muốn đi trường ngoài Top 1%. Nếu lần đầu phỏng vấn, bạn sẽ không biết mình nên chuẩn bị những gì để có kết quả tốt nhất. JPSC gửi đến bạn 10 tips phỏng vấn Visa để bạn có ít về kiến thức và tâm lý trước khi tham gia phỏng vấn visa du học.
Nội dung chính
- 1. Chuẩn bị tiếng Hàn
- 2. Trình bày mục đích du học rõ ràng và thuyết phục
- 3. Nắm chắc trong lòng bàn tay kế hoạch học tập của mình tại Hàn Quốc
- 4. Trung thực trong các hỏi hỏi về vấn đề tài chính
- 5. Chuẩn bị trang phục trước
- 6. Mang theo giấy tờ cần thiết
- 7. Đến sớm 15 – 30 phút
- 8. Trao đổi với những bạn đã phỏng vấn trước
- 9. Chào hỏi lịch sự
- 10. Không bỏ trống khi làm bài
- 11. Không sử dụng tiếng Việt quá nhiều trong phần vấn đáp
- 12. Hệ thống phần giới thiệu bản thân
- 13. Thái độ tự tin
1. Chuẩn bị tiếng Hàn
Phỏng vấn Lãnh sự quán visa du học không đơn thuần chỉ là hỏi – đáp mà bạn còn phải làm bài kiểm tra trên giấy. Bài kiểm tra thường có 10 câu dịch Hàn – Việt. Nội dung rất rộng nên việc học mẹo, học tủ hay trang bị không đủ vốn kiến thức sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài. Bài kiểm tra sẽ phản ánh năng lực tiếng Hàn của bạn và để Lãnh sự quán đánh giá khả năng tiếng của bạn đã đủ để du học chưa. Chính vì như thế nên trước khi tham gia phỏng vấn Visa Hàn Quốc bạn cần chuẩn bị vốn tiếng Hàn thật tốt, ít nhất là từ 2 – 3 tháng.
Vậy phỏng vấn lãnh sự quán bạn nên bắt đầu từ đâu? Tốt nhất là bạn nên học những giáo trình tốt nhất các trường Đại học hay trung tâm thường sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên tham gia các lớp ôn luyện phỏng vấn để luyện giải những bộ đề, được giáo viên tổ chức các buổi phỏng vấn giả định để chuẩn bị kiến thức và tinh thần.
Các câu hỏi phỏng vấn visa du học Hàn ở mục này là:
- Bạn học tiếng Hàn được bao lâu rồi?
- Gia đình của bạn có mấy người?
- Bố, mẹ, anh, chị bạn làm nghề gì?
- Viết tên của các thành viên trong gia đình bằng tiếng Hàn?
- Nếu du học Hàn Quốc bạn dự định sẽ học chuyên ngành nào? Tại trường gì ?
2. Trình bày mục đích du học rõ ràng và thuyết phục
Nếu thời điểm tốt nghiệp của bạn cách đây quá 2 năm hoặc điểm GPA cấp 3 của bạn dưới 6.5 thì ĐSQ sẽ nghi ngờ về mục đích du học và khả năng học tập của bạn tại Hàn Quốc. Vì thế trong quá trình phỏng vấn không những bạn phải thể hiện mong muốn đi du học thật sự thông qua việc bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ về du học Hàn Quốc, về trường mà bạn sẽ theo học mà còn phải thể hiện tinh thần cầu tiến, ham học hỏi của bản thân nữa.
Có 2 câu hỏi khó và “đánh đố” sự khôn khéo của bạn trong mục này. Hãy áp dụng những mẫu câu trả lời tinh tế sau đây:
- Vì sao bạn không tiếp tục học ở Việt Nam?
Em muốn học tập tại Hàn Quốc trước tiên là để trau dồi khả năng tiếng Hàn của mình, sau đó học các chuyên ngành để về Việt Nam làm việc tốt trong các công ty Hàn Quốc như Samsung, LG
- Bạn có dự định đi làm thêm khi du học Hàn Quốc hay không?
Chính phủ Hàn Quốc cho phép du học sinh được làm thêm theo quy định cụ thể của họ. Vì vậy cũng khá khó tin nếu bạn một mực khẳng định rằng sẽ không đi làm thêm khi du học tại đây. Hãy nói rằng bạn sẽ đi làm thêm sau một thời gian học và thành thạo tiếng Hàn, nhưng bạn chỉ đi làm thêm với mục đích trau dồi kinh nghiệm cũng như tích lũy vốn sống, phục vụ cho công việc sau này khi về nước.
3. Nắm chắc trong lòng bàn tay kế hoạch học tập của mình tại Hàn Quốc
Nếu bạn không rõ về kế hoạch học tập của mình tại Hàn Quốc thì bạn khó lòng được cấp visa. Vì vậy các bạn hãy trình bày ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục về kế hoạch học tập tại Hàn Quốc và kế hoạch làm việc sau khi về nước để thể hiện được mong muốn học tập, nâng cao kiến thức thực sự của mình.
Ngoài việc phải tìm hiểu thật kĩ càng các thông tin về trường đại học, ngành học trên website của trường như đã nói đến ở trên, bạn phải thật nhanh nhẹn phát hiện ra những câu hỏi “thử lòng” của đại sứ quán. Câu hỏi được xem là “hố đen” trong phần phỏng vấn về kế hoạch học tập tại Hàn Quốc đó là “Bạn có sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp hay không”. Câu hỏi này là nguyên nhân khiến rất nhiều bạn bị trượt visa bởi sự lúng túng trong cách trả lời. Hãy tự tin khẳng định rằng bạn rất quan tâm đến việc học và luôn mong muốn trở về quê hương làm việc, tránh gây ra những nghi ngờ về mục đích cư trú bất hợp pháp của bạn trên đất nước họ.
4. Trung thực trong các hỏi hỏi về vấn đề tài chính
Các câu hỏi bạn sẽ gặp phải như: Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc rất quan trọng. Và khi phỏng vấn xin visa, ĐSQ cũng sẽ muốn kiểm tra thông tin tài chính mà bạn cung cấp trong buổi phỏng vấn có trùng khớp với thông tin đã ghi trên hồ sơ của bạn hay không. Nếu thông tin sai, họ sẽ cho rằng bạn không trung thực trong quá trình làm hồ sơ. Vì thế hãy chuẩn tâm lý và thông tin tài chính của gia đình thật kỹ càng nhé, tránh mất bình tĩnh mà cung cấp sai lệch thông tin.
- Bố mẹ bạn làm nghề gì ?
- Thu nhập hàng tháng của bố, mẹ bạn là bao nhiêu?
- Sổ tiết kiệm của bố mẹ bạn có bao nhiêu tiền?
5. Chuẩn bị trang phục trước
Có nhiều bạn đến ngày phỏng vấn mới tìm trang phục phù hợp để mặc. Điều này khiến bạn mất thời gian lựa chọn và có thể đến trễ, ngoài ra còn khiến bạn cảm thấy không tự tin, thoải mái vì tinh thần gấp gáp, lo lắng. Thay vào đó bạn nên chuẩn bị trang phục từ 1 – 2 ngày hoặc ít nhất là tối hôm trước. Bạn nên ăn mặc lịch sự, tốt nhất là áo sơ mi, quần & váy dài để “ghi điểm” đầu tiên trong mắt người phỏng vấn nhé.
6. Mang theo giấy tờ cần thiết
Khi tham gia phỏng vấn, bạn sẽ phải mang theo giấy chứng minh nhân dân. Ngoài ra bạn không được mang bất kỳ giấy tờ nào khác vào phòng. Chính vì thế trước khi đi bạn nên kiểm tra thật kỹ xem mình đã mang chứng minh chưa. Vì nếu thiếu CMND, bạn sẽ không được phép tham gia phỏng vấn. Nên tránh những lỗi nhỏ như thế này bạn nhé.
7. Đến sớm 15 – 30 phút
Ở Sài Gòn hay Hà Nội, nhiều tuyến đường kẹt xe dù không phải đang trong giờ cao điểm. Chính vì điều này, bạn nên xuất phát sớm hơn so với dự kiến. Điều này giúp bạn tránh đến trễ giờ phỏng vấn cũng như đủ thời gian để chuẩn bị tinh thần, sửa sang lại đầu tóc, trang phục trước khi vào phỏng vấn. Bên cạnh đó, bạn có thể tranh thủ hỏi han, trò chuyện với những bạn vừa phỏng vấn trước bạn.
Địa chỉ:
– Đại sứ quán Hàn Quốc: Lô SQ4 Khu Ngoại Giao Đoàn, Đỗ Nhuận, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
– Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc: 107 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh
8. Trao đổi với những bạn đã phỏng vấn trước
khi có lịch hẹn của Lãnh sự quán/Đại sứ quán, bạn sẽ biết được khung giờ phỏng vấn của mình. Đến sớm 15 – 30 phút không chỉ giúp bạn sửa sang thật kỹ mà còn là khoảng thời gian để bạn hỏi han, trao đổi với những bạn phỏng vấn ca trước của bạn. Tuy rằng đề phỏng vấn mỗi ca không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên bạn có thể tham khảo mức độ khó – dễ và phần đoạn văn dài trong bài kiểm tra để chuẩn bị tinh thần và tổng hợp lại “vốn kiến thức”.
9. Chào hỏi lịch sự
Khi gặp người phỏng vấn, bạn nên chào hỏi lịch sự và mỉm cười. Bạn nên bắt đầu buổi phỏng vấn của mình với câu chào
– 안녕하십니까? / 안녕하세요?: Xin chào
10. Không bỏ trống khi làm bài
Khi làm bài kiểm tra, phần dịch sẽ có những từ vựng bạn không biết, bạn có thể dựa trên trực quan để đoán, hoặc thậm chí với những từ bạn không biết phải dịch sang tiếng Hàn như thế nào, bạn có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Việt để thay thế. Tuyệt đối không được bỏ trống bài thi. Vì khi Lãnh sự quán nhìn vào một bài thi bỏ trống quá nhiều, bước đầu họ sẽ đánh giá không cao về bạn. Chính vì thế, dù bạn không chắc về câu trả lời, bạn vẫn nên viết đủ vào phần bài làm.
11. Không sử dụng tiếng Việt quá nhiều trong phần vấn đáp
Trong phần vấn đáp, đôi khi bạn sẽ không hiểu rõ người phỏng vấn hỏi gì, lúc đó bạn nên yêu cầu họ nói chậm hay lặp lại. Cố gắng sửa dụng tiếng Hàn khi vấn đáp càng nhiều càng tốt, trừ phi câu hỏi quá khó, bạn hoàn toàn không có khả năng trả lời tiếng Hàn mới nên sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên nếu được bạn nên sử dụng tiếng Hàn 100%. Điều này sẽ “ghi điểm” cho phần phỏng vấn của bạn.
12. Hệ thống phần giới thiệu bản thân
Đôi khi bạn sẽ quá run khi đối diện với người phỏng vấn và quên mất mình phải nói gì. Tuy nhiên phần gần như bắt buộc khi được phỏng vấn là phần giới thiệu bản thân (자기소개). Riêng phần này, bạn cần phải hệ thống lại trong đầu từng phần rõ ràng để không bị sót.
Và JPSC gợi ý cho bạn “giàn bài” đơn giản nhất để giới thiệu bản thân bao gồm 5 phần dưới đây. Và bạn chỉ cần nhớ đúng theo giàn bài này, bạn sẽ không bị bối rối hay sót thông tin khi phỏng vấn nhé.
1. Tên đầy đủ (이름)
2. Tuổi (나이)
3. Nghề nghiệp (직업)
4. Quê hương (고향)
5. Gia đình (가족)
13. Thái độ tự tin
Thái độ tự tin trước hết sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy tin tưởng bạn, bên cạnh đó còn giúp bạn cảm thấy buổi phỏng vấn không khó như mình nghĩ và đạt kết quả tốt hơn. Tuy bạn có cảm thấy khá run và căng thẳng khi bắt đầu, tuy nhiên bạn nên tự trấn an mình và không để lộ rõ sự lo lắng ra ngoài. Bạn nên:
– Chào hỏi trước khi bắt đầu
– Ngồi nghiêm túc, thẳng lưng
– Trả lời to, rõ, chậm rãi
– Có eye-contact với người phỏng vấn
– Cảm ơn khi buổi phỏng vấn kết thúc.
Đặc biệt, nếu bạn có bị giữ lại sau khi phỏng vấn để hỏi thêm trong lúc những người khác đã ra về thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Lãnh sự quán đôi khi cần biết rõ hơn thông tin của 1 số bạn. Việc của bạn lúc này là vẫn giữ thái độ tự tin, trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi.
Trên đây chưa hẳn đầy đủ tất cả nhưng cũng đủ các bạn chuẩn bị được một phần nào đó đầy đủ sự tự tin và kiến thức trước khi bước vào phỏng vấn. Nếu còn thắc mắc gì có thể liên hệ với JPSC ngay để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!!!
Nhanh tay đăng kí ngay nào hoặc liên hệ: Trung Tâm Du Học Hàn Quốc JPSC Đà Nẵng
_________________________________________________________________________
DU HỌC HÀN QUỐC JPSC ĐÀ NẴNG – Trung tâm đại diện của nhiều trường Đại học Hàn Quốc tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 08, số 295 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: duhochanquoc.jpsc@gmail.com
Website: https://duhochandanang.edu.vn/
Hotline: 0934 042 734 (Mrs Ly)